QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của trường Mầm non thị trấn Kim Bài

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN KIM BÀI

Căn cứ Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo thông tư số 52/2020/TT-BGDDT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo duc và Đào tạo;
Căn cứ Luật quản lý tài sản công năm 2017;
Căn cứ luật số15/2017/QH14 ngày 21/06/2017, luật quản lý, sử tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ các văn bản quy định hiện hành.

Số kí hiệu Số: 238/QĐ-MNTTKB
Ngày ban hành 04/10/2024
Thể loại Quyết định
Lĩnh vực Pháp quy
Cơ quan ban hành Khác
Người ký Khác

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Quyết định"

Số kí hiệu
Ngày ban hành
Trích yếu
Số kí hiệu:Số: 239/QĐ-MNTTKB
Ngày ban hành:04/10/2024
DỰ THẢO
QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-MNTTKB ngày tháng 10 năm 2024)

A. Mục đích xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ:
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để Kho bạc Nhà nước quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi tiêu của đơn vị qua Kho bạc Nhà nước và để các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo dõi, kiểm tra theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
B. Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ:
Không vượt quá chế độ hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Quy chế chi tiêu nội bộ do Hiệu trưởng ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong cơ quan và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn cơ sở;
Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, đảm bảo cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao; đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
Mọi chi tiêu phải đảm bảo có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, thanh toán công tác phí được nhà trường thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ;
Tạo công bằng, khuyến khích tiết kiệm chi nhằm tăng thêm thu nhập cho những người lao động có năng lực, có trách nhiệm trong công việc được giao làm việc có năng suất và hiệu quả cao; sử lý nghiêm túc những đối tượng vi phạm quy chế ảnh hưởng đến ngân sách tài chính đơn vị, gây lãng phí, tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng;
Trong trường hợp có sự thay đổi, Hiệu trưởng có thể điều chỉnh trên cơ sở kết luận của Hội nghị liên tịch.
C. Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
Trường Mầm non thị trấn Kim Bài là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Do đó, các khoản chi thực tế phát sinh tại đơn vị được thực hiện theo quy định hiện hành bao gồm 03 nhóm chi chính:
1.Các khoản chi thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp, các khoản thanh toán khác cho cá nhân;
1.1.Tiền lương
Bao gồm lương biên chế, hợp đồng, kể cả tập sự, lương khác (thử việc, hợp đồng ngắn hạn).
1.1.1 Tiền lương theo ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt: Chi theo hệ số lương cấp bậc của CB-GV-NV theo quy địnhvà mức lương tối thiểu hiện hành, gồm các đối tượng biên chế, tập sự, hợp đồng hiện đang công tác tại đơn vị.
1.1.2 Lương khác - Chi theo thực tế (nếu có): Do Hiệu trưởng quyết định chi, mức chi theo thoả thuận giữa đơn vị và người lao động, dựa trên cơ sở hợp đồng lao động và theo các quy định của pháp luật.
1.1.3. Về nâng bậc lương thường xuyên:
Hằng năm, kế toán đơn vị có trách nhiệm lập danh sách nâng bậc lương, thâm niên vượt khung, thâm niên nhà giáo cho những cán bộ công chức đến niên hạn nâng bậc, đủ điều kiện nâng bậc theo quy định của nhà nước.
Sau khi có quyết định Hiệu trưởng thì kế toán tiến hành xếp hệ số lương mới vào bảng chi lương hàng tháng. Trường hợp không kịp chi lương hàng tháng thì người được nâng lương sẽ được truy lĩnh theo thời hạn được hưởng (nếu có).
1.1.4. Về việc nâng lương trước thời hạn hạn: Thực hiện theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/07/2013.
1.2. Phụ cấp lương
1.2.1. Phụ cấp lương: gồm phụ cấp (PC) chức vụ, PC thêm giờ, PC độc hại, PC ưu đãi, PC trách nhiệm, PC thâm niên nghề, PC vượt khung, PC kiêm nhiệm, phụ cấp khác…;
- Mức phụ cấp: Được tính theo hệ số phụ cấp quy định của chế độ hiện hành;
1.2.2 Phụ cấp thâm niên nghề: Số năm công tác từ đủ 05 năm là 5%, từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm cộng thêm 1%.
1.2.3 Phụ cấp làm thêm giờ:
- Đối tượng hưởng: Cán bộ giáo viên nhân viên được giao công việc ngoài giảng dạy và công tác hành chính có yêu cầu về khối lượng, chất lượng và thời gian nhiều hơn ngày thường. Việc làm thêm giờ căn cứ vào kế hoạch nhà trường và thông qua Ban giám hiệu nhà trường duyệt.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo quy định hiện hành.
- Thời gian làm thêm giờ. Thực hiện theo quy định tại Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 của Chính phủ quy định về thời gian làm việc. Số giờ làm thêm ngày không quá 12 giờ trong 01 ngày làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần. Thêm giờ không quá 30 giờ / tháng và không quá 200 giờ/năm.
- Chế độ hưởng:
+ Làm thêm giờ vào ngày thường ít nhất bằng: 150% x Tiền lương giờ x Số giờ thực tế làm thêm
+ Làm thêm giờ vào ngày Thứ 7, Chủ nhật ít nhất bằng: 200% x Tiền lương giờ x Số giờ thực tế làm thêm
+ Làm thêm giờ vào ngày Lễ, Tết ít nhất bằng: 300% x Tiền lương giờ x Số giờ thực tế làm thêm chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
1.3 Phúc lợi tập thể
1.3.1.Trợ cấp khó khăn thường xuyên: Chi theo chế độ hiện hành của NN
1.3.2. Trợ cấp khó khăn đột xuất: Do Hiệu trưởng quyết định chi phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng và ngân quỹ thực có; Hoặc theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.
- Mức chi: Hiệu trưởng ra quyết định dựa trên cơ sở tổ chức công đoàn đề nghị và ngân sách của trường cân đối được.
1.3.3. Tiền nước uống:
- Tiền nước uống, mức chi không quá 30.000 đ/người/tháng, dùng để mua trà, nước lọc cùng sử dụng chung cho CB, GV, NV.
1.4.Các khoản đóng góp
Bao gồm các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Việc trích nộp theo quy định của nhà nước và quy định của bảo hiểm. Tổng trích nộp là 23,5% từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.
Thời gian trích nộp: Hàng tháng vào kỳ rút lương. Hàng tháng đơn vị trích kinh phí ngân sách chi trả 21,5% cho đơn vị BHXH Thanh Oai và 2% KPCĐ cho Công đoàn cấp trên.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nâng hoặc giảm mức trích nộp thì chi theo chế độ hiện hành.
1.5. Các khoản thanh toán khác cho cá nhân
1.5.1. Chi phụ cấp cho nhân viên y tế:
Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định chi phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế nhưng không vượt quá 20% so với mức lương hiện hưởng chi ở nguồn Ngân sách của nhà trường.
1.5.2 Chi khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Nhà trường căn cứ vào nguồn kinh phí để có thể thực hiện được và được thông qua hội nghị viên chức đầu năm.
- Thưởng cá nhân được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp GD” 300.000đ/người.
- Thưởng đột xuất trong các phong trào thi đua: 100.000 -> 200.000đ/người
- Thưởng GV- NV giỏi cấp trường:
+ Giải Nhất: 200.000đ/người
+ Giải Nhì: 150.000đ/người
+ Giải Ba: 100.000đ/người
- Thưởng GV- NV giỏi cấp Huyện:
+ Giải Nhất: 300.000đ/người
+ Giải Nhì: 250.000đ/người
+ Giải Ba: 200.000đ/người
+ Giải Khuyến khích (Đạt GVG): 150.000đ/người
- Thưởng GV- NV giỏi cấp TP: 400.000 -> 500.000đ/người
- Thưởng SKKN xếp loại A cấp trường: 100.000 -> 150.000đ/người
- Thưởng SKKN xếp loại A, B cấp huyện: 150.000 -> 200.000đ/người
- Thưởng SKKN cấp Thành phố: 200.000 -> 300.000đ/người
- Thưởng xếp loại học kỳ I, học kỳ II: Căn cứ vào kết quả xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của các cá nhân để đánh giá kết quả xếp loại học kỳ:
+ Mức thưởng: Xuất sắc: 300.000 -> 1.000.000đ/người
+ Tốt: 200.000 -> 500.000đ/người
- Thưởng danh hiệu LĐTT: 100.000 -> 150.000đ/người
(Nếu theo Quyết định của UBND huyện theo mức thì không thưởng nữa)
- Thưởng nhà giáo tâm huyết, sáng tạo; đổi mới sáng tạo trong CSGD trẻ: 150.000 -> 300.000đ/người
- Thưởng GVNV đạt giải Nhất, Nhì, Ba phong trào VHVN-TDTT cấp Huyện:
150.000 -> 300.000đ/người hoặc 500.000 - 1.000.000 đ/đội tham gia
1.5.3 Chi phúc lợi tập thể, chế độ ngày Lễ, ngày Tết trong năm (nếu được chi)
- Đối tượng hưởng: Cán bộ giáo viên nhân viên
Căn cứ vào tình hình thực tế dự toán tại đơn vị, Hiệu trưởng quyết định mức chi như sau:
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Quà kỷ niệm 200.000 – 300.000 đ/người (được trích từ quỹ phúc lợi)
- Tết Dương lịch: 200.000 -> 300.000 đ/người (được trích từ quỹ phúc lợi)
- Tết Nguyên Đán: 300.000 -> 500.000 đ/người (được trích từ quỹ phúc lợi)
- Chi hỗ trợ may đồng phục cho CBGVNV tuỳ theo kinh phí để hỗ trợ
2. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý:
2.1. Chi các hoạt động chuyên môn
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của mỗi lĩnh vực có đặc điểm riêng. Trên cơ sở định mức kinh tế và mức chi hiện hành, nhà trường xây dựng quy chế quản lý thanh toán các khoản chi nghiệp vụ cho phù hợp khả năng nguồn tài chính của đơn vị.
2.1.1. Chi mua hàng hóa vật tư (HHVT), trang thiết bị kỹ thuật (TTBKT) dùng cho công tác chuyên môn: Mua HHVT, TTBKT dùng cho chuyên môn và công tác quản lý chuyên môn của nhà trường, đảm bảo mua đủ và đáp ứng những yêu cầu thật cần thiết phục vụ công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ, chi theo hoá đơn thực tế sử dụng trên tinh thần tiết kiệm.
2.1.2. Chi in ấn, photo tài liệu: chỉ dùng cho nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận, chi theo thực tế sử dụng trên cơ sở tiết kiệm.
2.1.3. Chi may đồng phục, trang phục GV, NV….theo quy định hiện hành.
2.1.4. Chi mua sách, tài liệu, văn phòng phẩm dùng cho công tác chuyên môn :
+ Sách, tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho chuyên môn: Chi theo thực tế phát sinh và yêu cầu của các bộ phận chuyên môn được Hiệu trưởng duyệt chi. 2.1.5. Chi Các hoạt động phong trào
Các cuộc thi được tổ chức như: Văn nghệ, thể dục thể thao, cô giáo tài năng duyên dáng, tiếng hát thầy trò, bé khéo tay, chúng cháu vui khỏe ( chi thuê trang phục biểu diễn cho cô và trẻ, thuê biên đạo, làm phông sân khấu hội thi…...) Chi đại hội chi đoàn, công đoàn, chi bộ, tổng kết cuối năm của các đoàn thể trong trường (Maket, hoa tươi, trang trí khánh tiết….) và các hoạt động khác thực tế phát sinh trong nhà trường sẽ do hiệu trưởng duyệt dự toán chi cho từng hoạt động cụ thể.
2.1.6. Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định căn cứ tình hình thực tế nhà trường xây dựng mức chi phù hợp như:
+ Chi bồi dưỡng tuyển sinh đầu năm học
Căn cứ vào quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh đầu năm học, Hiệu trưởng ra quyết định mức hỗ trợ cho Cán bộ giáo viên nhân viên làm công tác tuyển sinh, mức chi:
- Chủ tịch hội đồng: 100.000đ/ngày
- Phó chủ tịch, thư ký hội đồng: 80.000đ/ngày
- Ủy viên: 70.000đ/ngày
- Phục vụ, bảo vệ: 50.000đ/ngày
2.1.7 Chi cho công tác kiểm định chất lượng, phổ cập giáo dục
Chi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo ngày công thực tế đi làm thêm giờ vào ngày thứ 7 và chủ nhật.
2.1.8 Thi giáo viên giỏi, cô nuôi giỏi cấp trường: (có quyết định của hiệu trưởng và danh sách kèm theo)
- Chủ tịch hội đồng : 100.000đ/ngày/người
- Phó chủ tịch, thư ký hội đồng: 80.000đ/ngày/người
- Giám khảo: 70.000đ/ngày/người
- Phục vụ: 50.000đ/ ngày/người
2.1.9 Xét duyệt đề tài SKKN cầp trường: (có quyết định thành lập của hiệu trưởng)
- Chủ tịch: 100.000 đ/ngày/người
- Phó chủ tịch, thư ký: 80.000 đ/ngày/người
- Người chấm: 70.000 đ/ngày/người
- Phục vụ: 50.000 đ/ngày/người
2.2 Chi phí thuê mướn
- Thuê phương tiện vận chuyển: Chi theo thực tế phát sinh. Có chứng từ hợp lệ. Hiệu trưởng duyệt chi.
Thuê phông bạt, loa đài phục vụ ngày khai giảng, tổng kết cuối năm học, ngày Trung thu, tổ chức các hội thi trong năm học.
Các chi phí thuê mướn khác như thuê dọn cỏ vườn trường, cắt tỉa cây cối…. Theo thực tế phát sinh (có hợp đồng thuê mướn) có phê duyệt của hiệu trưởng.
- Chi phí thuê mướn khác: Chi theo thực tế phát sinh, có chứng từ hợp lệ và được Hiệu trưởng duyệt chi
3.Công tác phí, chi hội nghị và tiếp khách
3.1. Công tác phí
3.1.1.Chi theo hướng dẫn hiện hành. Chi theo mức khoán:
- Hiệu trưởng, kế toán: 500.000 đ/ người/tháng.
- Phó hiệu trưởng: 300.000 đ/ người/tháng.
- Thủ quỹ: 200.000 đ/người/tháng.
- Văn thư: 200.000đ/ người/ tháng
3.1.2. Phụ cấp công tác phí và tiền thuê chỗ ngủ:
a. Đối tượng hưởng:
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên được cử đi công tác trong nước.
b. Chế độ hưởng:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác: (có giấy triệu tập, quyết định của cơ quan cử đi công tác và có hóa đơn thanh toán tiền thuê phòng ngủ).
3.2.Hội nghị (Mục 6650)
- Chi hội nghị CBVC, khai giảng, ngày 20/11, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, các hội nghị lớn phát sinh …với các nội dung và chi như sau: thuê phông bạt, bàn ghế, loa đài trong những ngày tổ chức hội nghị, mức chi căn cứ vào thoả thuận, hợp đồng và các chứng từ thanh toán. Chi tiền mua hoa tươi, băng zôn, pano khẩu hiệu.... In ấn photo tài liệu phục vụ hội nghị.
- Các chi phí khác theo thực tế phát sinh, có duyệt chi của Hiệu trưởng. Chi trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.
3.3.Chi tiếp khách
Chi tiếp khách thực hiện theo Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10/08/2018 quy định chế độ chi tổ chức hội nghị và chế độ tiếp khách trong nước, có danh sách và hóa đơn kèm theo.
4.Sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại
4.1.Chi vật tư văn phòng phẩm(Mục 6550)
4.1.1. Văn phòng phẩm văn phòng: Văn phòng phẩm được sử dụng cho nhiệm vụ chuyên môn, không phục vụ cho cá nhân; Sử dụng trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Đối với bộ phận hành chính theo hoá đơn mua thực tế.
4.1.2. Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng:
Căn cứ phát sinh thực tế, Hiệu trưởng quyết định duyệt cho mua sắm công cụ, dụng cụ, duyệt chi và cấp phát cho từng cá nhân hay bộ phận trên cơ sở để phục vụ cho công tác hoạt động đơn vị theo Hóa đơn chứng từ mua sắm hợp lệ, hợp pháp, đúng thủ tục.
4.1.3. Chi mua sắm vật rẻ tiền mau hỏng khác:
- Đồ dùng, vật tư phục vụ cho công tác vệ sinh như: Vim, giấy, nước lau sàn, xà phòng rửa tay, bột giặt, chổi lau nhà, chổi chít, hót rác...... dự kiến chi khoảng: 3.000.000 - 5.000.000 đ/tháng
- Các loại vật tư văn phòng dùng phục vụ cho đơn vị thì Hiệu trưởng duyệt mua và duyệt chi, chứng từ hợp lệ thì chi thanh toán theo hoá đơn thực tế
4.2. Cước phí Điện thoại: Thanh toán cước phí điện thoại trong nước cho các máy điện thoại cố định để phục vụ công tác chuyên môn, thanh toán theo hóa đơn thực tế sử dụng. Cán bộ, công chức không được sử dụng điện thoại của nhà trường để làm việc riêng.
Cước phí truy cập mạng Internet, thư viện điện tử:
Định mức chi: Thuê bao trọn gói mức tiền theo giá của hợp đồng với công ty viễn thông
5. Về chi phí sử dụng tiền điện, nước sạch:
Thanh toán thực tế theo hóa đơn của công ty Điện lực và công ty Thanh Oai từ nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu học phí của đơn vị.
Chi tiền nước sạch theo hóa đơn thực tế sử dụng nước của công ty nước sạch
6. Chi tiền vệ sinh môi trường quét rác, thu gom rác thải:
Theo Hóa đơn thanh toán của công ty thu gom rác thải, dự kiến từ 500.000đ -> 1.000.000đ/tháng.
7. Quy định mua sắm Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở từ kinh phí thường xuyên
Sửa chữa nhỏ từ kinh phí chi tự chủ; Sửa chữa nhỏ thường xuyên các tài sản:
- Nhằm đảm bảo độ bền và an toàn trong sử dụng tài sản và phục vụ tốt hoạt động của đơn vị gồm các tài sản như: máy tính, máy photocopy, hệ thống điện, các thiết bị và các tài sản khác, nhà cửa, các công trình hạ tầng khác… Khi tài sản hư hỏng thì phải được sửa chữa ngay, kịp thời để đảm bảo phục vụ cho hoạt động đơn vị và an toàn cho người sử dụng.
- Nếu tài sản hư hỏng do khách quan thì nguời quản lý tài sản có trách nhiệm lập tờ trình báo cáo và xin sửa chữa, tài vụ lập dự toán, sau khi được duyệt thì tiến hành sửa chữa. Người quản lý tài sản có trách nhiệm cùng với bộ phận tài vụ lập thủ tục trình Hiệu trưởng các chứng từ, hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng… Làm đúng chế độ, thủ tục quản lý tài chính nhà nước quy định, để thuận lợi trong việc thanh toán sửa chữa tài sản. Trường hợp người sử dụng hoặc quản lý không báo cáo mà bị Hiệu trưởng phát hiện thì phải bồi thường.
8.Các khoản chi khác: Chi tùy thuộc vào nội dung phát sinh theo số liệu thực tế có đủ hồ sơ hoá đơn thanh toán được hiệu trưởng phê duyệt
9. QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ TIẾT KIỆM
Căn cứ Điều 18, Điều 22 của Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Xác định số kinh phí tiết kiệm được của đơn vị
Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác dịnh là kinh phí tiết kiệm.
2. Sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được tại đơn vị
- Trích tối thiểu 10% để lập Quỹ phát triển sự nghiệp
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tổng hai quỹ tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị
- Trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
* Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dưng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị.
- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.
- Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác.
- Quỹ khen thưởng: Để chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật thi đua khen thưởng. Mức thưởng do thủ trương đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Quỹ phúc lợi: Để chi hỗ trợ các ngày Lễ, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, các ngày kỷ niệm: (Ngày Phụ nữ Việt Nam 8/3, ngày Nhà giáo VN 20/11...), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, chi may đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan, trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau, trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế, chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan, chi sửa chữa, xây dựng các công trình phúc lợi.

D. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHI TỪ NGUỒN THU HỌC PHÍ,
THU THỎA THUẬN CỦA PHỤ HUYNH
1. THU HỌC PHÍ
* Phần thu:
Mức thu Học phí: Theo Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND ngày 29/03/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2024-2025;
+ HS Nhà trẻ, 3T, 4T: 217.000đ/HS/tháng (thu 9 tháng thực học)
Thực hiện miễn giảm học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 23/09/2021. (Yêu cầu học sinh thuộc đối tượng miễn giảm phải có đủ hồ sơ giấy tờ quy định)
* Phần chi:
- 40% Chi cho thực hiện chế độ lương
- 60% Chi hoạt động
2. THU - CHI CÁC KHOẢN THỎA THUẬN
- Mức thu tiền ăn của trẻ: 25.000 đ/HS/phiếu
- Học kỳ II nâng mức ăn lên 30.000đ/HS/phiếu
- Mức thu đồ dùng phục vụ công tác bán trú: 200.000 đ/HS/năm học
- Mức thu tiền nước uống: 12.000 đ/HS/tháng
- Mức thu tiền chăm sóc bán trú: 235.000 đ/HS/tháng (thu 9 tháng thực học)
* Tất cả các khoản thu trên đều đã được họp với ban đại diện phụ huynh. Thực hiện chi tiêu theo kế hoạch cụ thể sau:
- Chi tiền ăn của trẻ: chi 25.000 đ/ngày/trẻ (bao gồm cả chất đốt) để chi mua thực phẩm nấu ăn cho trẻ hàng ngày.
- Chi đồ dùng phục vụ công tác tổ chức bán trú: 100% chi mua đồ dùng cá nhân cho trẻ, các đồ dùng chăn chiếu, phản, đệm ngủ, bát thìa, xoong nồi…., .
- Chi tiền nước uống: Chi theo thực tế số bình nước uống hàng tháng của trẻ.
- Chi tiền chăm sóc bán trú:
+ 8% chi cho quản lý công tác chăm sóc bán trú của BGH
+ 3% chi cho kế toán, thủ quỹ ( Kế toán 2%, thủ quỹ 1%)
+ 70% chi cho ngày công đi làm và trực trưa của GV (hỗ trợ trưởng 3 khu)
+ 19% chi cho cô nuôi ( hỗ trợ thủ kho)
* Thanh toán trả học sinh thôi học:
- Các cháu nghỉ học ngày nào thì thanh toán trả lại tiền ăn vào những ngày đầu của tháng tiếp theo sau khi nghỉ học.
- Thanh toán trả lại tiền ăn của học sinh cuối năm học: vào thời điểm khi kết thúc năm học.
* Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ, kế toán nhà trường vận dụng thực hiện chi tiêu ngân sách nhà nước và các khoản thu phí, thu thỏa thuận theo quy định của nhà nước.Trong quá trình thực hiện có vướng mắc chủ động đề xuất với thủ trưởng đơn vị để họp bàn thống nhất sửa đổi bổ sung và ban hành phụ lục kèm theo./.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây