Phương án phòng chống ngộ độc

Thứ ba - 01/07/2025 20:24
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TT KIM BÀI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 246 /PA-MNTTKB

Kim Bài, ngày 05 tháng10 năm 2024

 

 

PHƯƠNG ÁN
PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN KIM BÀI
NĂM HỌC: 2024 – 2025

         

Căn cứ công văn số: 562 /GDĐT-VP V/v  ngày 9 tháng 9 năm 2024 về việc tổ chức bữa ăn học đường cho học sinh trong các cơ sở giáo dục năm học 2024 – 2025;
Căn cứ vào công văn số 2777/UBND-GDĐT ngày 03/10/2024 về việc tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại trường học.
Căn cứ kế hoạch số 187/KH-MNTTKB ngày 10 tháng 9 năm 2024 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 của trường Mầm non thị trấn Kim Bài;
  Trường MN thị trấn Kim Bài xây dựng Phương án phòng chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong trường năm học 2024-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

          1. Mục đích:

         Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, tổ chức tốt việc xử lý sơ cấp cứu ngộ độc ban đầu và chuyển viện kịp thời.
Tạo sự tin tưởng cho phụ huynh học sinh, kiểm soát được tình hình không gây mất trật tự, an ninh, mất đoàn kết.
           Lập phương án để xác định rõ những điểm nguy hiểm, biết trước được tình huống để bố trí lực lượng, phương tiện xử lý tốt khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
           Phương án phải được diễn tập theo định kỳ và đột xuất để thuần thục cách xử lý khi tình huống xảy ra.
           2. Yêu cầu:
           Báo cáo kịp thời: Báo cáo khi có NĐTP phải kịp thời, đúng người, đúng đối tượng, thông tin đảm bảo chính xác để các cơ quan quản lý có biện pháp bố trí phương tiện và lực lượng hiệu quả.
           Sơ cấp cứu ban đầu tại Phòng Y tế của nhà trường.
           Xử lý chuyển viện: Chuyển viện những trường hợp bệnh nhân nặng, huy động phương tiện cấp cứu để chuyển viện kịp thời.
           Hiệu trưởng phải duy trì, ổn định ngay các hoạt động tại trường, không gây tâm lý hoang mang cho học sinh và phụ huynh.
           Điều tra danh sách học sinh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, danh sách học sinh có liên quan, danh sách học sinh chuyển bệnh viện điều trị, danh sách học sinh điều trị tại trường, danh sách học sinh nghỉ học ở nhà, lý do nghỉ học để kịp thời thông báo cho cơ quan y tế và phụ huynh học sinh.
           II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI NHÀ TRƯỜNG.
           1. Vị trí của nhà trường:
       Dựa theo tình hình thực tế về vị trí địa lý và dân cư của nhà trường để bố trí khu vực tiếp cận xe cấp cứu của y tế để tiến hành chuyển viện cho học sinh.
       Vị trí của nhà trường:
       Điểm     trung tâm:  Địa chỉ thôn Kim  Lâm thị trấn Kim Bài Thanh Oai Hà Nội.
       Điểm khu Kim Bài: Địa chỉ số 68 đường Kim Bài Thôn Kim Bài thị trấn Kim Bài Thanh Oai Hà Nội.
       Điểm khu Cát Động: Địa chỉ thôn Cát Động thị trấn Kim Baig Thanh Oai Hà Nội.
       Khả năng tiếp cận chuyển viên khẩn cấp theo hướng:
       * Điểm trung tâm khu Kim Lâm:  Cổng trường rẽ trái ra đường quốc lộ 21 B. Xe chuyển viện (xe cứu thương, taxi..) hoạt động dễ dàng từ cổng trường.
       * Điểm khu Kim Bài: Cổng trường rẽ trái ra đường quốc lộ 21B.
       * Điểm khu Cát Động: Cổng trường rẽ phải ra đường quốc lộ 21B
       2. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần báo động:
       Triệu chứng xảy ra đột ngột đau bụng, ói mửa, nhức đầu, hoa mắt, tiêu chảy sau khi ăn. Số lượng học sinh có biểu hiện từ 2 học sinh trở lên.
       3. Bệnh viện, trạm y tế thị trấn gần trường:
       Danh sách các bệnh viện, trạm y tế thị trấn gần trường có số điện thoại đường dây nóng để tiện liên hệ.
       Trạm y tế  TT Kim Bài. Địa chỉ: Số .... đường .... – TT Kim Bài – Thanh Oai – Hà Nội. Điện thoại cấp cứu: ..........    
       Bệnh viện Thanh Oai: Địa chỉ: Thanh Ma Thanh Oai - Hà Nội. ĐT cấp cứu: ......
       4. Nơi tiếp nhận học sinh ngộ độc thực phẩm trong trường:
       4.1. Phòng y tế:
       1 tủ thuốc, 01 giường bệnh, xô, thau và các dụng cụ về y tế.
       Xử lý được những trường hợp xảy ra ngộ độc với số lượng từ 2 trẻ .
       4.2. Phòng Âm nhạc:
       Diện tích: 50 m2 nằm ở Khu Trung tâm của trường, diện tích rộng, tiếp nhận số lượng học sinh ngộ độc trên 10 trẻ.
       Lên phương án sử dụng phòng học, hoặc phòng đa năng để tổ chức phòng khám dã chiến: Diện tích, địa điểm, số lượng bệnh nhân có thể tiếp nhận.
  5. Số điện thọai cần liên hệ khi có sự cố ngộ độc:
  5.1. Số điện thọai nội bộ trường:
  Hiệu trưởng - Nguyễn Thị Lan Phương0392169368
  Phó Hiệu trưởng PT công tác ND - Nguyễn Thị Lựu: 0975166185           
  Phó Hiệu trưởng PT công tác GD - Vũ Thị Thuận: 0332981639
  Y tế nhà trường: 0985668128
  5.2. Số điện thọai các đơn vị chức năng:
  Trạm y tế xã - 0936081245
  Công an thị trấn Kim Bài: 0974959055
  Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Thanh Oai: 0976197568 - 0948535143
  Phòng Y tế Huyện Thanh Oai: 0913.010691
  III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
           1. Giả định tình huống xảy ra với mức độ cao nhất: Có số lượng trẻ bị ngộ độc nhiều trên 40 em, bị nhiễm ngộ độc nặng trên 25 trẻ cần chuyển viện.
           2. Dự kiến những vấn đề phát sinh khi có học sinh bị ngộ độc trong nhà trường:
           Khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường thường có nhiều học sinh bị ngộ độc và sẽ làm tâm lý lây lan ảnh hưởng đến nhiều học sinh khác.
           Nếu không có biện pháp cách ly sớm sẽ xảy ra hiện tượng lây lan và khó phát hiện giữa các em bị nhiễm ngộ độc để có xử lý kịp thời; nhà trường sẽ phải tổ chức đưa tất cả các em vào bệnh viện để cấp cứu, dẫn đến quá tải tại bệnh viện, số lượng học sinh cần khám điều trị quá đông, gây ra tâm lý bất an chung khi phải chờ được khám. Trong khi đó, nếu học sinh bị nhiễm nặng không phát hiện sớm, không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
           Khi có thông tin về học sinh bị ngộ độc, nhiều gia đình học sinh sẽ đến trường gây ra tình trạng hỗn loạn do bức xúc vì cho rằng quản lý của nhà trường yếu kém để xảy ra hiện tượng ngộ độc, sẽ có hành động cực đoan với nhà trường. Gia đình của học sinh nôn nóng tự chở trẻ đi đến bệnh viện, hay hoang mang lo lắng do không biết con em mình đã được chuyển đến bệnh viện nào.
           Có hiện tượng tràn ngập người vào bệnh viện để chăm sóc theo dõi hoặc tìm con em đang được điều trị.
           Nhà trường, một mặt lo xử lý học sinh bị ngộ độc, mặt khác phải tiếp tục tổ chức quản lý, nhanh chóng ổn định để duy trì hoạt động đảm bảo việc giảng dạy, giữ an toàn, theo dõi, xem xét tình hình với số học sinh còn lại. Nhà trường còn phải làm việc với các cơ quan chức năng nhằm điều tra, xem xét việc xảy ra ngộ độc như cơ quan y tế về phòng dịch, điều tra công an, các cấp thẩm quyền.
           IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ NGỘ ĐỘC TRONG TRƯỜNG:
           1. Nhiệm vụ quản lý học sinh của nhà trường khi có ngộ độc xảy ra:
           Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường lúc này là:
           Tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển bệnh viện kịp thời.
           Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường: Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào vào nhà trường.
           Duy trì hoạt động bình thường hàng ngày của nhà trường, chăm sóc, quản lý số học sinh còn ở lại trường.
           2. Phân công lực lượng và phương tiện cấp cứu tại chỗ:
           2.1. Phân công lực lượng:
           a. Điều hành chung:
           Đồng chí Nguyễn Thị Lan Phương - Hiệu trưởng: Điều hành các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng. Theo dõi và ghi nhận những báo cáo thông tin từ các cá nhân có liên quan.
           b. Xử lý sơ cấp cứu tại trường, lập danh sách học sinh bị ngộ độc:
           - Nguyễn Thị Lựu: Phó Hiệu trưởng.
           - Vũ Thị Thuận : Phó Hiệu trưởng
           - Phạm Thúy An: Nhân viên Y tế.
           - Phạm Thị Thu Trang: Tổ trưởn chuyên môn.
           - Nguyễn Thị Chình: Trưởng khu Kim Lâm.
           - Trương Thị Dung: Trưởng Khu Kim Bài.
           - Nguyễn Thị Lan: Trưởng khu Cát Động
           - Bà Chu Thị Huyền: Bí thư Đoàn thanh niên
           - Trương Thị Vân Anh: Tổ trưởng tổ nuôi dưỡng.
           + Theo dõi những trẻ bị mệt đưa xuống phòng y tế để xử lý. Lập danh sách trẻ bị ngộ độc, xử lý sơ cấp cứu.
           + Phối hợp với y, bác sĩ được tăng cường để sơ cấp cứu, phân loại trẻ bị nhiễm nặng, nhẹ để có tổ chức chuyển viện.
           + Phân công nhân viên trường đi theo xe chở trẻ chuyển viện.
           + Ghi nhận tình hình, báo cáo cho hiệu trưởng và phối hợp tốt cung cấp danh sách trẻ ngộ độc, trẻ chuyển viện cho bộ phận bảo vệ, bộ phận trực thông tin để kịp thời thông báo đến cha mẹ học sinh và các cơ quan chức năng.
           c. Trực đưa học sinh chuyển viện cấp cứu:
           + Trạm y tế Thị trấn.
           + Trung tâm y tế dự phòng.
           + Bệnh viện đa khoa Huyện Thanh Oai.     
           + Các nơi khác.
           d. Trực thông tin - Theo dõi tình hình học sinh trên lớp:
           Bà Nguyễn Thị Lựu: Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn có nhiệm vụ trực điện thoại:
           + Báo đến các đơn v, cơ quan có chức năng về tình hình xảy ra ngộ độc: phòng Giáo dục, Trạm Y tế thị trấn, Bệnh Viện, Công an, UBND thị trấn.
           + Nhận thông tin các học sinh đã được chuyển viện.
           + Thông tin đến các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng.
           c. Tổ bảo vệ trực theo dõi tình hình an ninh trật tự toàn trường:
           Ông Trần Cao Sơn     - Bảo vệ.
           - Ông Trần Văn Lập      - Bảo vệ.
           e. Lập biên bản giao nhận lưu mẫu thực phẩm:
           Bà Trương Thị Vân Anh: Tổ trưởng tổ nuôi dưỡng. Chịu trách nhiệm cùng Trung tâm Y tế dự phòng xem xét lại quy trình nấu ăn của nhà bếp, ký giao nhận mẫu thức ăn lưu nghiệm.
           f. Theo dõi quản lý học sinh bị ngộ độc và học sinh còn ở lại lớp:
           Bà Vũ Thị Thuận và Giáo viên của các lớp.
           + Theo dõi những biểu hiện của học sinh bị mệt đưa các em xuống ngay phòng y tế để kịp thời xử lý .
           + Ổn định tình hình HS các lớp, quản lý tình hình, nế nếp chung nhà trường.
           2.2. Chuẩn bị phương tiện cấp cứu tại chỗ
           - Phản, chăn, chiếu, gối và đồ dùng cá nhân của trẻ được chuẩn bị sẵn sàng khi có trường hợp xảy ra.
           - Các đồ dùng cá nhân của trẻ được lấy từ các lớp và dự kiến mua bổ sung tại cửa hàng gần khu vực cổng trường khi cần thiết.
           - Các đồ dùng phục vụ công tác sơ cấp cứu thì đã có ở phòng y tế và dự trù thêm khi cần mua bổ xung.
           V. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC XỬ LÝ CỤ THỂ.
    1. Báo động và xử lý sơ cứu học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại trường.
                  
STT NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM NGƯỜI PHỤ TRÁCH YÊU CẦU
1 Chuyển học sinh
đến phòng y tế của trường
Phòng Y tế - Giáo viên chủ nhiệm - Điểm danh học sinh
được chuyển đến phòng y tế
2 Xử lý sơ cấp cứu Phòng Y tế
  • Nhân viên y tế
  • P.Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng
- Tiếp nhận và ghi vào sổ những trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế.
- Tổ chức sơ cấp cứu theo nghiệp vụ, phân loại mức độ nhiễm nặng hay nhẹ.
3
Báo động có ngộ độc thực phẩm trong nhà trường:


Phòng Y tế

Phạm Thị Thúy An
(NV Y tế)
- Báo cho Hiệu trưởng và xin tăng cường hỗ trợ cấp cứu khi có dấu hiệu trẻ bị ngộ độc nặng, số lượng từ 3 trẻ trở lên.
4 Chuẩn bị thực hiện phương án giữ an ninh trật tự, chuyển viện cho học sinh
Văn phòng
Nguyễn Thị Lan Phương
(P.Hiệu trưởng)
- Phát lệnh báo có ngộ độc thực phẩm trong toàn trường và thực hiện phương án xử lý đã xây dựng.
5
Thông tin đến cơ sở y tế và các cấp có thẩm quyền


Văn phòng

Nguyễn Thị Lan Phương(Hiệu trưởng)

 
- Gọi điện đến các cơ quan theo thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:
- Trạm Y tế xã
- TT Y tế dự phòng
- Bệnh viện huyện Thanh Oai

- Các nơi khác.
6 Tăng cường nhân sự hỗ trợ sơ cấp cứu tại Phòng Y tế
Phòng Âm nhạc
- Nguyễn Thị Lựu (Phó Hiệu trưởng)
-
Trương Thị Vân Anh (TT Tổ nuôi)
-
Trương Thị Dung, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Chình (Trưởng các khu)
- Điều hành chung việc sơ cứu tại chỗ
- Tiếp  nhận và ghi vào sổ những trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế.
- Hỗ trợ chăm sóc học sinh
- Dọn dẹp vệ sinh chung
7 Tăng cường nhân sự hỗ trợ giữ an ninh trong trường.
Phòng Bảo vệ
- Trần Văn Lập, Trần Văn Sơn (Bảo vệ)

 
- Gọi điện đến các cơ quan  thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:
- Công an xã.
- Công an Huyện.

          2. Tổ chức chuyển viện cho trẻ bị ngộ độc nặng.
 
STT ND công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
1  Phân loại trẻ bị ngộ độc: Một  trong
các  phòng
chức năng đã nêu ở trên
Bà Lê Thị Hằng: Phó hiệu trưởng và một giáo viên chủ  nhiệm  của
nhóm lớp có trẻ bị ngộ độc.
- Kết hợp với bác sĩ Trạm y tế Thị Trấn, lập danh sách phân loại trẻ bị ngộ độc nặng cần được chuyển viện (theo từng đợt, tại từng bệnh viện).
2  Tổ chức
chuyển viện
Phòng Y tế Phạm Thị Thúy An- Nhân viên y tế - Trẻ bị ngộ độc nặng
3  Lập danh
sách trẻ chuyển viện và thông báo đến phụ
huynh.
Nhân viên văn phòng. Hiệu trưởng Bà: Phạm Thị Thu trang -tổ trưởng chuyên môn
 Bà: Nguyễn Thị Lan Phương - H. trưởng
Lập        danh  sách      trẻ    được chuyển viện
-Công khai danh sách HS đã được chuyển viện ngoài cổng trường
          3. Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường:
STT ND công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
1 Chốt chặn cổng trường Cổng trường Ông: Trần Văn Lập , Trần Văn Sơn - bảo vệ - Phối hợp với công an, dân quân giữ trật tự, không để gia đình trẻ, người không có nhiệm vụ vào trường.
- Trực bảo vệ phải có danh sách trẻ chuyển viện để kịp thời thông báo, giải thích các cha mẹ học sinh bên ngoài muốn có thông tin các trẻ bị ngộ độc.
2 Ổn định tại các
lớp học và tổ
chức duy trì hoạt
động hàng ngày
của lớp


 
Các lớp học Giáo viên đang
trực dạy lớp


 
- Giữ trật tự, không để người lạ vào lớp.
- Tiếp  tục  theo  dõi  học  sinh trên lớp có dấu hiệu ngộ độc cho chuyển xuống lớp.
- Tổ chức quản lý lớp học theo
lịch công tác.

Ổn định tâm lý
các trẻ ở lại lớp.
3 Phân công hỗ trợ tại các bệnh viện Các bệnh viện nơi có trẻ cấp cứu BGH,
NVYT và các giáo viên
- Chăm sóc học sinh, hỗ trợ nhân viên Y tế, khám và nắm thông tin sức khoẻ của từng học sinh báo cho nhân viên của trường tại bệnh viện.
4


 
Theo dõi trẻ đang được điều trị tại BV: Tại các bệnh viện BGH, GV
phụ huynh
  • Phụ trách chung việc quản lý học sinh tại các bệnh viện: nắm chắc danh sách, tình hình diễn biến sức khoẻ của các trẻ. Theo dõi trẻ nằm ở phòng cấp cứu và được đưa lên
các khoa để điều trị
-Trực tiếp đến xử lý tại bệnh viện có trẻ bị nhiễm nặng.
  • Báo cáo tình hình trẻ tại bệnh việc cho các bên liên quan
5 Đưa các trẻ được điều trị từ
BV về trường
Tại            các bệnh viện Giáo             viên, nhân   viên         
phụ huynh
Đưa các trẻ đã đỡ được điều trị từ bệnh viện về trường
          4. Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ
          Tiếp tục theo dõi trẻ còn đang nằm điều trị tại bệnh viện, Ban giám hiệu
phải phân công thay phiên nhau thường trực tại bệnh viện cho đến khi tất cả các
trẻ cấp cứu ổn định sức khoẻ và được đưa về nhà.

          Trên đây là phương án xử lý phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong trường Mầm non thị trấn Kim Bài  năm học 2024  -  2025.  Yêu cầu CB,GV,NV
toàn trường thực hiện nghiêm túc phương án trên./.

 
Nơi nhận:
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Phòng YT,TTYT Huyện T.Oai (để b/c);
- CB,GV,NV toàn trường (để t/h);
- Lưu VP./..
T/M BAN GIÁM HIỆU
P. HIỆU TRƯỞNG




 

                            
 
 

          XỬ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI BẾP ĂN TẬP THỂ

(Điều 53 Luật an toàn thực phẩm và Quyết định 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế về việc Ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm)
  1. Khi phát hiện sự cố về ATTP xảy ra phải khai báo với cơ quan y tế địa phương nơi gần nhất để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  2. Các biện pháp khắc phục sự cố về ATTP bao gồm:
    1. Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP, liên hệ với quan y tế nơi gần nhất đề nghị hỗ trợ sơ cứu tại chỗ và chuyển viện các trường hợp vừa và nặng.
    2. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương điều tra vụ NĐTP để xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh.
  • Xử lý thực phẩm gây ngộ độc còn lại; Giao mẫu lưu thức ăn cho đội điều tra NĐTP gửi kiểm nghiệm.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm theo yêu cầu cơ quan y tế.
* Phòng y tế đơn vị có BATT cần chuẩn bị một số phương tiện, dụng cụ, tủ thuốc cấp cứu để sơ cấp cứu xử lý NĐTP: ORS, bộ truyền dịch, cáng, bạt thảm, thùng, bô, túi nôn…
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÝ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Liên hệ Y tế địa phương; Chẩn đoán và sơ cứu ban đầu; Phối hợp điều tra nguyên nhân
Phát hiện và thông báo
Bước 1




- Giữ mẫu thức ăn lưu cho đoàn điều tra lấy xét nghiệm
- Giữ mẫu thức ăn còn lại sau bữa ăn nghi gây NĐTP gửi XN
Liên hệ bệnh viện cấp cứu điều trị BN
Bước 2




Bước 3



Bước 4


Bước  5

Bước 5
Khắc phục nguyên nhân NĐTP
Cơ sở cung cấp Suất ăn sẵn (nếu có) kết hợp xử lý, khắc phục
 
   

 
 
Trên đây là phương án xử lý khẩn cấp khi có ngộ độc thực phẩm trong nhà trường của trường mầm non TT Kim Bài. Đề nghị các đ/c CB, GV, NV nghiêm túc thực hiện./.


 
Nơi nhận:
  • Các Tổ CM
  • Lưu HS ATTP.
HIỆU TRƯỞNG



Nguyễn Thị Lựu


                      
 
 
 
 
 
 
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Thị Trấn Kim Bài


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay184
  • Tháng hiện tại568
  • Tổng lượt truy cập195,124
vươn hoa cỏ lạc
Hoa Giấy
Hoa Giấy
Hoa Giấy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây